Cựu chuyên gia tuyển sinh Harvard bày cách làm hồ sơ chinh phục ĐH top đầu Mỹ
Tối 22.2, các trinh sát đã đưa Trương Hùng Đức (22 tuổi, quê Phú Yên) về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM để phục vụ công tác điều tra vụ cướp tài sản tại cửa hàng FPT Shop (TP.Thủ Đức).Bước đầu, Đức khai hiện đang là sinh viên năm cuối ngành xây dựng của một trường đại học trên địa bàn TP.HCM và đã làm đồ án tốt nghiệp.Thời gian qua, do mê chơi, Đức đã nợ nần lên đến 180 triệu đồng. Do bị các chủ nợ ép trả, Đức không còn cách nào xoay xở nên đã nảy ra ý định cướp tài sản.Để thực hiện ý đồ, Đức chuẩn bị dụng cụ, xe máy rồi khảo sát nhiều tuyến đường ở TP.Thủ Đức, tìm nơi thích hợp gây án. Sau nhiều lần quan sát, Đức thấy cửa hàng FPT Shop tại giao lộ Phạm Văn Đồng - Tô Ngọc Vân (P.Linh Tây) buổi trưa thường vắng người, không có bảo vệ nên đã chọn là mục tiêu, lên kế hoạch cướp.12 giờ 30 phút ngày 22.2, Đức chạy xe máy biển số 78AH-088.94 đến cửa hàng, dùng hung khí khống chế nhân viên và cướp đi số tiền 153 triệu đồng. Gây án xong, Đức tẩu thoát về nhà trọ trên địa bàn P.Linh Chiểu cất giấu tiền.Khi kẻ cướp rời đi, nhân viên cửa hàng đã báo tin cho công an. Các trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM phối hợp các đội nghiệp vụ Công an TP.Thủ Đức khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh, truy xét kẻ cướp.Cùng lúc này, Đức chuẩn bị bỏ trốn khỏi nhà trọ thì bị các trinh sát ập vào bắt giữ. Công an thu giữ toàn bộ số tiền và tang vật liên quan.Tại trụ sở công an, Đức nhiều lần bật khóc, tỏ ra hối hận về việc tham gia vào các tệ nạn và hành vi phạm pháp.Ngay trong tối 22.2, công an đã bàn giao toàn bộ số tiền tang vật trong vụ án lại cho đại diện cửa hàng FPT Shop. Đại diện cửa hàng đã gửi lời cảm ơn, thán phục nghiệp vụ phá án của Công an TP.HCM.Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục củng cố hồ sơ làm rõ.Nắng nóng gay gắt đến 38 độ C tiếp tục trên diện rộng
Phan Vũ Quý kể vào năm 2022, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì quyết định ở lại TP.HCM để tìm cơ hội việc làm. Chàng sinh viên mới ra trường năm ấy may mắn được một công ty tư nhân chuyên về lập trình máy tính nhận vào làm việc. Thế nhưng khi có lệnh khám nghĩa vụ quân sự, Quý sẵn sàng lên đường nhập ngũ."Mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên mình chỉ được trả mức lương đủ sống. Sau khoảng 2 năm làm việc ở đây, mình cảm thấy tay nghề của bản thân đã vững vàng hơn nên xin nghỉ việc. Mình mau chóng tìm được việc làm tại một công ty khác cùng ngành nghề và được trả mức lương 20 triệu đồng/tháng", Quý nói.Với Quý, mức thu nhập này rất ổn, thậm chí là mức mà rất nhiều người khi làm ăn xa quê ao ước. Quan trọng, Quý còn được làm việc đúng chuyên ngành đã học, nên càng có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn.Mặc dù có công việc ổn định, song khi nhận được lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự từ quê nhà Hà Tĩnh, Quý đã lập tức bắt xe trở về quê."Vào tháng 11.2024, sau khi gia đình gọi điện báo tin, mình đã xin công ty nghỉ việc mấy ngày để về quê khám tuyển. Trong thời gian chờ kết quả, mình quay trở lại TP.HCM để tiếp tục công việc. Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, mình nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nên đã làm đơn xin nghỉ việc để về quê thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng", Quý tâm sự.Theo Quý, việc được khoác lên bộ quân phục là niềm vinh dự và trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện với tư cách một công dân đối với Tổ quốc. Do đó, dù công việc phải gác lại nhưng nam tân binh không hề buồn phiền, cho rằng môi trường quân ngũ là cơ hội để bản thân được rèn luyện, trải nghiệm.Hiện Quý đã nhận được quân tư trang và luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường tòng quân vào ngày 14.2 sắp tới.Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay.Bà Nguyễn Thị Tửu (62 tuổi, mẹ Quý) cho biết vợ chồng bà sinh được 4 người con, Quý là con út. Khi biết tin con trai trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bà đã gọi điện động viên, bảo đây là nghĩa vụ thiêng liêng của Tổ quốc."Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay", bà Tửu bộc bạch.Cách đây mấy ngày, gia đình bà Tửu cũng làm mấy mâm cơm mời người thân, hàng xóm và bạn bè, xem đây như buổi chia tay để con trai yên tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân.Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, năm 2025 tỉnh này tuyển 1.300 chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị, gồm: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, Trung đoàn 841 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Sư đoàn 324, 968, 341, Lữ đoàn 206 (Quân khu 4). Trong đó, số công dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH chiếm trên 84%.
Báo Thanh Niên đạt giải ba báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân
"Trong ngành bán dẫn, các doanh nghiệp nên đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ để phát triển các nghiên cứu, nếu chỉ làm các mảng nhỏ là thiết kế vi mạch thôi thì đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ đi làm thuê cho các nước thôi", ông Hoàng gợi ý.
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.
Quảng Bình: Các bạn trẻ ra quân thu gom rác trên biển hưởng ứng Ngày môi trường
Các cầu thủ đã có buổi tập luyện, đá giao hữu với một đội mạnh như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Nhân dịp này, những “hot boy” của đội được HLV trưởng nhắc nhở các lời khuyên về kỹ thuật, thể lực, kỷ luật trên sân.